Xưa kia, yến sào là món ăn của vua
chúa. Ngày nay, bất kì ai cũng có thể thưởng thức món ăn này. Là một món ăn
cao cấp và cầu kì của kho tàng văn hóa ẩm thực nên việc chế biến yến sào đòi hỏi một nghệ thuật rất công phu.
Phân loại yến sào
Ở Việt Nam có hai
loài yến thường gặp là yến núi và yến hàng. Chỉ có tổ yến hàng là ăn được vì
được làm hoàn hoàn bằng nước bọt, còn tổ yến núi thì không ăn được vì ngoài
nước bọt nó còn được cấu thành từ lông chim.
Chim yến hàng chăm chỉ kiếm ăn từ sáng cho đến tối
mịt mới về tổ. Thức ăn của chúng là những côn trùng nhỏ như kiến, ruồi,
muỗi, bọ rầy, bọ rùa, bọ xít, ...Tổ yến (yến sào) là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao cho nên người ta còn gọi tổ yến là “vàng trắng”. Trong tổ yến có hàm lượng
đạm cao (40-50%) và lượng mỡ rất thấp (0-0.13%). Ngoài ra, trong yến sào còn có
đầy đủ các loại axit amin và khoảng 10-15 nguyên tố đa vi lượng cần cho sự tọa
máu, ổn định thần kinh, kích thích tạo tinh trùng và trứng. Hơn nữa, 8% axit
sialic có trong yến sào còn tác dụng kích thích sự phân bào đổi mới cơ thể.Thêm nữa, người ta còn phát hiện ở tổ yến một số chất
hoạt tính sinh học kích thích phân chia, sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại
biên, hy
vọng rằng chất này có thể điều trị ung thư vú và HIV/AIDS hiệu quả hơn sau khi chất này
được điều chế.
Tổ yến có tác dụng tuyệt vời từ sức khỏe cho tới làm đẹp. Có thể kế đến
những tác dụng bất ngờ mà tổ yến mang lại như bổ phổi, bổ huyết, ổn định thần
kinh và trí nhớ, kích thích tăng trưởng tế bào, tăng sức đề kháng; đẹp da, chống
lão hóa...Ngoài ra, tổ yến còn được dùng chế biến để chữa bệnh về dạ dày, hen, tiểu
đêm....
Có 3 cách để chế biến yến, nhưng dù là cách gì thì cũng phải thực hiện các bước
này trước tiên: ngâm tổ yến vào nước lã khoảng một giờ cho tổ yến rơi ra rồi
nhặt sạch lông chim, tạp chất dính vào tổ. Sau đó rút từng sợi yến ra đặt vào
bát. Sau đây là 3 cách chế biến yến sào:
Đầu tiên là món khai vị khi ăn cỗ đó là món “yến thả” hay còn gọ là “yến
thả gà”. Để làm món này thạt ngon thì gà phải chọn gà giò hay gà mái tơ, cắt
tiết, làm sạch rồi cho vào nồi nước đun “sủi tăm”, tránh để lửa to quá thịt gà
chín quá mất ngon. Khi gà vừa chín thì đem xé thành từng miếng nhỏ. Đem yến đã
làm sạch hấp cách thủy (20-30 phút) rồi cho vào bát, đặt gà xé phay lên và
chang nước dùng rồi thưởng thức.
Thứ hai đó chính là chè yến. Với món này rất đơn giản. Chỉ cần cho nước
đường kính vào bát sau đó thả yến đã hấp chín vào là đã có ngay bát chè yến. Để
món này thật sự hoàn hảo chúng ta phải lưu ý rằng trong quá trình đun đường
kính phải nhớ cho lòng trắng trứng và vỏ trứng bóp vụn vào để quyện lấy hết tạp
chất trong nước đường ra.
Thứ ba là món yến hấp đường phèn. Để làm được món này ta chỉ cần cho đường
phèn thêm vài lát sâm rồi thả yến đã làm sạch vào rồi đem hấp cách thủy cho
chín. Cuối cùng đem ra thưởng thức thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét